BẮT NHỊP XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÙNG CHĂN NUÔI QUY MÔ LỚN

  13/06/2024

Sau đại dịch, ngành chăn nuôi không còn gặt hái lợi nhuận ‘khủng’ như trước, một phần do chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn đang chiếm tỷ trọng cao. Mô hình này tiềm ẩn nhiều bất cập, gây ra những thách thức to lớn cho ngành chăn nuôi. Hướng đến phát triển bền vững, ngành đang đẩy mạnh chuyển đổi sang các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều bất cập, ‘gặp khó’ trong thời kỳ suy thoái

Mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ đang đặt ra hàng loạt thách thức trong việc kiểm soát dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định đầu ra. 

Dịch bệnh luôn rình rập, đe doạ hộ chăn nuôi

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra nhiều, khiến đàn gia súc, gia cầm dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, nhận thức của người chăn nuôi nhỏ lẻ về chăn nuôi an toàn sinh học chưa cao. Họ vẫn duy trì thói quen chăn nuôi với mật độ đàn dày. Hơn nữa, tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho vật nuôi ở nhiều địa phương vẫn chưa đạt đủ chỉ tiêu.

Vì vậy, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị dịch bệnh ‘càn quét’, buộc phải tiêu huỷ nhiều vật nuôi, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao.

Đầu vào leo thang, đầu ra bế tắc

Giá thức ăn chăn nuôi dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, cao hơn 32 – 46% so với trước đại dịch. Chi phí thức ăn lại chiếm đến 60 – 75% giá thành chăn nuôi. 

Áp lực giá đầu vào gia tăng khiến nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ đành tìm đến nguyên liệu và con giống giá rẻ, kém chất lượng, tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm đầu ra.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra. Các hộ chăn nuôi này sản xuất với các quy trình khác nhau, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, khiến các doanh nghiệp lớn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua.

Hơn nữa, nhiều vùng chăn nuôi và cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh. Hậu quả là sản phẩm chăn nuôi của những hộ này không thể xuất khẩu do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc do nước nhập khẩu quy định.

Phát triển bền vững cùng chăn nuôi quy mô lớn

Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi ở nhiều vùng còn ‘khiêm tốn’, chưa tương xứng với tiềm năng do sự manh mún của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thô sơ.

Để giải quyết những thách thức này, Phó Cục trưởng Chăn nuôi Phạm Kim Ðăng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất

Phát triển liên kết sản xuất – tiêu thụ cũng là giải pháp thiết yếu để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi và ổn định giá cả thị trường. Đồng thời, người chăn nuôi cũng nên đầu tư vào chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và gia tăng xuất khẩu, các trang trại chăn nuôi được khuyến khích tích hợp các tiêu chuẩn như VietGAP, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học,…vào quy trình sản xuất.

Các mô hình chăn nuôi lớn thành công tại Việt Nam và thế giới

Ngành chăn nuôi thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ với xu hướng áp dụng mô hình khép kín 3F (Feed – Farm – Food) và chăn nuôi hữu cơ quy mô lớn.

Mô hình 3F được ví như ‘hệ thống tự sản xuất, tự phân phối’, bao gồm toàn bộ quy trình từ sản xuất thức ăn, nuôi dưỡng, phối giống, vỗ béo đến giết mổ và chế biến. 

Ưu điểm vượt trội của 3F nằm ở sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu vào đến thành phẩm. Người chăn nuôi làm chủ nguồn con giống, thức ăn, đảm bảo chất lượng, an toàn và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Hệ thống trang trại 3F được thiết kế biệt lập, khử trùng nghiêm ngặt, giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh.

Ngoài ra, chăn nuôi hữu cơ quy mô lớn cũng là một mô hình đang ngày càng được ưa chuộng bởi vì sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, không có thành phần biến đổi gen hay chất kích thích tăng trưởng, đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh. 

Nhờ vậy, giá thức ăn chăn nuôi rẻ, vật nuôi ít mắc bệnh hơn và bán được giá cao hơn do nhu cầu về sản phẩm sạch của người tiêu dùng gia tăng. 

Khám phá giải pháp chăn nuôi hiện đại tại triển lãm Vietstock 2024

Vietstock 2024 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản & chế biến thịt – hứa hẹn là một điểm đến toàn diện cho ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

Tại triển lãm, khách tham quan sẽ được trải nghiệm các thiết bị, công nghệ, và giải pháp chăn nuôi bền vững, tiên tiến nhất, được giới thiệu bởi hơn 400 doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu Việt Nam và khu vực. 

Tham gia Vietstock 2024, doanh nghiệp sẽ có cơ hội kết nối và trao đổi trực tiếp với hơn 13000 khách tham quan chuyên ngành, mở ra cơ hội hợp tác và đi đến ‘quyết định cuối cùng’ ngay tại sự kiện. Đây là cơ hội vàng để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác và thu hút nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô trang trại của mình. 

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 09 đến 11 tháng 10 tại SECC, quận 7, Tp. HCM. Đăng ký tham gia ngay hôm nay!

————————-

Box thông tin: 

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:

 

Chia sẻ:
×

FanPage

Vietstock Vietnam