Phát triển bền vững, những rào cản cần vượt qua

  27/04/2022

Phát triển bền vững, thích ứng tương lai – mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp đang hướng đến cần có sự quyết tâm và hành động mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp.

Xu hướng và thách thức

Những năm gần đây, các DN đã áp dụng các nguyên tắc phát triển bền vững như 1 lợi thế cạnh tranh cho tương lai. Tại Việt Nam, phát triển bền vững là vấn đề thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và xã hội. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường, từ khoá “phát triển bền vững” được nhắc đến để đưa các doanh nghiệp vượt từng bước phục hồi, đồng thời còn tạo ra giá trị chung cho cộng đồng tốt đẹp hơn.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2021), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đừng xem phát triển bền vững chỉ là “sân chơi” của các doanh nghiệp lớn, mà là của tất cả các doanh nghiệp và tất cả mọi người.”
Ông Roongrote Rangsiyopash – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG nhận định: “Kinh tế Tuần hoàn là một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng khẩn cấp toàn cầu hiện nay. Nếu chúng ta không ứng dụng mô hình này vào chính công việc và lối sống hằng ngày, các vấn đề nêu trên sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.”

Từ năm 2021 SCG nắm bắt chiến lược ESG 4 Plus để gỡ rối khủng hoảng vì một thế giới bền vững, cân bằng 3 yếu tố Môi trường – Xã hội – Quản trị minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Môi trường – Xã hội – Quản trị Minh bạch (Environmental, Social, Governance; viết tắt ESG) là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Các nghiên cứu chỉ rằng ESG đang ngày một trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc người tiêu dùng đến với sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu. Tuy nhiên, để thực hiện được ESG buộc các doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua những rào cản.

Thiếu thông tin kết nối và công cụ đo lường kinh doanh bền vững là những yếu tố chính khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng các tiêu chí ESG.

Hiện nay, các chỉ số vẫn còn đang tính theo phần trăm và sự hỗ trợ và hợp tác giữa các bên liên quan còn chưa chặt chẽ. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không phối hợp được với các bên liên quan trong những hoạt động tái chế và tái sử dụng.

Hướng đến nền kinh tế bền vững

Vượt qua những rào cản đó,phát triển bền vững đã và đang được nhiều doanh nghiệp xác định là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình, mà điển hình làtập đoàn SCG.

Với ngành bao bì, SCG tập trung thiết kế các sản phẩm sử dụng ít tài nguyên và ưu tiên yếu tố tái sử dụng hoặc tái chế. DN này và nhiều đơn vị trong lĩnh vực đã xây dựng chương trình thu hồi sản phẩm để đảm bảo kiểm soát tài nguyên và quản lý chất thải hiệu quả, tăng tỷ lệ tái chế trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt với ới ngành hóa dầu, DN liên tục phát triển sản phẩm dựa trên vật liệu đơn sắc (monochromatic material) để tăng khả năng tái sử dụng và tái chế, phát triển công nghệ tái chế nhựa (plastic recycling technological process) để tận dụng rác thải làm nguyên liệu thô, và áp dụng nền tảng kỹ thuật số vào công cụ phân loại và thu gom rác thải.

Hướng đến nền kinh tế bền vững

Vượt qua những rào cản đó,phát triển bền vững đã và đang được nhiều doanh nghiệp xác định là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình, mà điển hình làtập đoàn SCG.

Với ngành bao bì, SCG tập trung thiết kế các sản phẩm sử dụng ít tài nguyên và ưu tiên yếu tố tái sử dụng hoặc tái chế. DN này và nhiều đơn vị trong lĩnh vực đã xây dựng chương trình thu hồi sản phẩm để đảm bảo kiểm soát tài nguyên và quản lý chất thải hiệu quả, tăng tỷ lệ tái chế trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt với ới ngành hóa dầu, DN liên tục phát triển sản phẩm dựa trên vật liệu đơn sắc (monochromatic material) để tăng khả năng tái sử dụng và tái chế, phát triển công nghệ tái chế nhựa (plastic recycling technological process) để tận dụng rác thải làm nguyên liệu thô, và áp dụng nền tảng kỹ thuật số vào công cụ phân loại và thu gom rác thải.

Nguồn: Vietnamnet

×

FanPage

Vietstock Vietnam