Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam: Nên phát triển theo hướng nào?
Ngành chăn nuôi gà Việt Nam đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ, mở ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển. Nguồn gen gà bản địa phong phú, kỹ thuật chăn nuôi được cải thiện và sự đầu tư mạnh mẽ từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước là những yếu tố then chốt thúc đẩy ngành chăn nuôi gà ngày càng chuyên nghiệp hóa.
Trong tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam hiện nay, người dân chăn nuôi gà cần làm gì để đáp ứng tình hình thị trường hiện nay.
Tổng quan về ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngành chăn nuôi là lĩnh vực trọng điểm của Nông nghiệp Việt Nam, ngành luôn đạt mức tăng trưởng ổn định, chiếm hơn 27% tỷ trọng trong đóng góp GDP chung của toàn ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi giúp nông dân tăng thu nhập, tạo ra việc làm cho người lao động ở nông thôn và nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế.
Với sự quan tâm và hỗ trợ ngày càng tích cực từ chính phủ cũng như sự phát triển của công nghệ, ngành chăn nuôi Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 4% đến 5% vào năm 2025 và 3% đến 4% trong giai đoạn 2026 tới 2030.
Những số liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà trong thời gian gần đây:
Tổng số hộ chăn nuôi gà
Tổng số hộ chăn nuôi gà tăng từ 8.662 triệu hộ (năm 2021) lên đến 9.018 triệu hộ (năm 2022). Trong đó, số hộ nuôi gà trên 4.000 con tăng từ 7.418 cơ sở (năm 2021) lên 7.799 cơ sở (năm 2022).
Nhu cầu về giống gà
Hiện nay, nhu cầu sản xuất giống gà rất lớn, cần phải duy trì đàn giống: gà bố mẹ 5 – 5.5 triệu con sinh sản, 138 – 140 ngàn con gà ông bà sinh sản, nhu cầu giống gà phục vụ chăn nuôi thương phẩm hằng năm khoảng 700 – 750 triệu con/năm; trong đó gà công nghiệp lông trắng khoảng 25 – 28%, gà lông màu từ 72 – 75%.
Khả năng cung cấp nguồn giống gà
Ở Việt Nam hiện có hơn 200 đơn vị chăn nuôi gà thuần chủng, duy trì khoảng 4 – 5 triệu con gà giống, bao gồm:
- 6 đơn vị sự nghiệp
- 200 doanh nghiệp trong nước và FDI
- Hàng nghìn hộ gia đình
Trong đó, giống gà công nghiệp lông trắng chủ yếu do FDI sản xuất. Giống gà lông màu, 70% do doanh nghiệp và hộ chăn nuôi trong nước cung ứng, 30% từ FDI. Đàn giống gà lông màu thuần do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý (40%), doanh nghiệp nhập khẩu (30%) và Hộ chăn nuôi (30%).
Phần lớn giống gà thương phẩm đều do doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất, còn lại do các cơ sở thuộc vốn sở hữu nhà nước cung ứng cho sản xuất.
Năng suất và chất lượng đàn giống
Ở nước ta hiện nay đang có sự đa dạng về giống, có năng suất và chất lượng cao được nhập vào Việt Nam trên cơ sở đó đã chọn tạo được một số dòng, giống phù hợp với vùng sinh thái.
Các giống gà bản địa tại Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ sống, từ 70-80% lên 90-95%. Năng suất trứng cũng đã tăng từ 70-80 quả lên 110-130 quả/mái/năm. Điều này không chỉ cải thiện tỷ lệ sống mà còn giảm lượng thức ăn cần thiết cho mỗi kg tăng trọng từ 10 đến 15%.
Việt Nam đã chọn tạo thành công các giống gà hướng trứng với năng suất đạt 240-280 quả/mái/72 tuần, cao hơn hẳn so với một số giống siêu trứng quốc tế như Gold-line 54, Brown Nick, ISA Brown, có năng suất từ 250-300 quả/mái/năm. Các giống gà này không chỉ tương đương về số lượng mà còn vượt trội về chất lượng trứng.
Các giống gà lông màu được phát triển để nuôi sinh sản tại Việt Nam đã đạt năng suất 170-180 quả/mái/68 tuần, vượt trội hơn hẳn so với giống gà bản địa, tăng 20-50 quả mỗi mái. Đối với gà thịt, các giống mới có khối lượng cơ thể cao hơn từ 0.4 đến 0.6 kg/con so với giống bản địa.
Khi so sánh với các giống gà lông màu quốc tế như Redbro, Kabir, Lương Phượng, các chỉ số kinh tế kỹ thuật của giống gà do Việt Nam chọn tạo đạt mức tương đương nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn (TTTA/kg) cho mỗi kg tăng trọng là cao hơn.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã phát triển các tổ hợp lai gà lông màu như LV, VP1-VP5, TP1-TP4, TN1-TN3 với khối lượng đạt từ 902,7 đến 1161,4 gam ở 8 tuần tuổi, và năng suất trứng đạt 156-186 quả ở 64 tuần tuổi. Các giống gà nội như gà ri, gà Mía, và Ninh Hòa đã có năng suất trứng tăng 25,4-53,8%, với tỷ lệ sống 90-95% và giảm tiêu thụ thức ăn/kg tăng khối lượng 10-15%.
Các giống gà hướng trứng khác được nuôi phổ biến ở Việt Nam bao gồm Ai Cập, HA1, HA2, VCN/BT-AG1, GT1, GT2, GT3, VCN-G15, RA, GT, GT12, VCZ16, với năng suất trứng từ 200 đến 269 quả/mái/72 tuần tuổi và tiêu thụ thức ăn từ 1,73 đến 2,3 kg/10 quả trứng.
Thông qua việc nâng cao chất lượng giống và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, Việt Nam không chỉ củng cố ngành chăn nuôi trong nước mà còn tạo tiền đề để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Một số vấn đề đặt ra với ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi gà Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và tạo thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành chăn nuôi gà cũng đang đối mặt với một số vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
Dịch bệnh
Dịch bệnh là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro… thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Việc kiểm soát dịch bệnh còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.
Ngành thú y Việt Nam đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gà, tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nhức nhối cần được quan tâm và giải quyết triệt để.
Người chăn nuôi cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch do ngành thú y khuyến cáo.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm chăn nuôi gà còn chưa đồng đều, gặp nhiều bất cập, cần được quan tâm và cải thiện như:
- Giống gà: Chất lượng giống gà chưa đồng đều, một số hộ chăn nuôi sử dụng giống gà không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, dẫn đến sản phẩm gà không đảm bảo chất lượng.
- Thức ăn: Chất lượng thức ăn chăn nuôi chưa được đảm bảo, một số loại thức ăn có thể chứa chất cấm, chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe gà và chất lượng sản phẩm.
- Quản lý chăn nuôi: Việc quản lý chăn nuôi chưa đồng bộ, một số hộ chăn nuôi chưa thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn, dẫn đến sản phẩm gà có thể bị nhiễm vi khuẩn, dư lượng thuốc thú y.
Chất lượng sản phẩm chăn nuôi gà không đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ khiến cho việc xuất khẩu sản phẩm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng và uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất chăn nuôi gà ở Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực. Điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà Việt Nam và thu nhập của người chăn nuôi.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi gà thấp bao gồm:
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi gà còn hạn chế, đặc biệt là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
- Giống gà: Chất lượng giống gà chưa cao, tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh và chết yểu còn cao.
- Thức ăn: Chất lượng thức ăn chăn nuôi chưa được đảm bảo, giá thành thức ăn cao.
- Quản lý trang trại: Quản lý trang trại còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà bấp bênh, giá cả gia cầm thấp và biến động, ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. Đáng buồn là tăng trưởng sản phẩm nhập khẩu thịt gà tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng từ sản xuất ở trong các mô hình chăn nuôi gà.
Không những vậy, ở thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nội và hộ nông dân nhỏ lẻ đang yếu thế hơn so với doanh nghiệp FDI.
Trong thời gian vừa qua, giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn dưới giá thành sản xuất, đặc biệt gà lông trắng. Nguyên do từ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đầu vào tăng rất cao. Việt Nam đang phải nhập khẩu nhiều thịt gà từ thị trường Mỹ, Hàn Quốc.
Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi gà trong thời gian tới
Trong tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam hiện nay, việc chuyển đổi mô hình chăn nuôi gà từ quy mô nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đang được Nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh nhằm giúp tối ưu hóa chi phí chăn nuôi mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, từ công nghệ thông tin đến công nghệ sinh học, là chìa khóa để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Các trại gà lớn giờ đây được trang bị hệ thống tự động hóa cao, từ cho ăn, uống đến điều kiện sống, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.
Chính sách ưu tiên phát triển các giống gà bản địa và lai tạo giống mới phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam đã mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi nước nhà. Các giống gà mới không chỉ có năng suất cao mà còn kháng bệnh tốt, thích nghi nhanh với biến đổi khí hậu.
Một trong những yếu tố quan trọng khác là việc sử dụng thức ăn chăn nuôi từ nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe đàn gà mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống.
Sự phối hợp giữa nông dân, doanh nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ thông qua các mô hình liên kết đã và đang tạo ra một chuỗi giá trị khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ. Điều này không chỉ giúp ổn định giá cả, mà còn nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Nâng cao kỹ thuật và mở rộng kinh doanh trong ngành chăn nuôi cùng Vietstock 2024
Vietstock 2024, triển lãm quốc tế hàng đầu về chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam, sẽ mở cửa đón chào các đơn vị và chuyên gia trong ngành vào ngày 09 – 11 tháng 10 năm 2024, tại SECC, TP.HCM. Diễn ra đồng thời với Triển lãm quốc tế chuyên ngành thủy sản – Aquaculture Vietnam 2024.
Vietstock 2024 sẽ được tổ chức tại không gian triển lãm rộng 15.000 m2, với sự góp mặt của hơn 400 đơn vị trưng bày và dự kiến thu hút hơn 13.000 khách tham quan từ 50 quốc gia. Sự kiện này không chỉ là cột mốc vàng trong hành trình đổi mới của ngành mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp và người chăn nuôi cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới, trao đổi kiến thức và thúc đẩy hợp tác phát triển.
Các hoạt động nổi bật tại triển lãm bao gồm:
- Chuỗi Hội Thảo Đầu Bờ Ngành Chăn Nuôi và Thủy Sản: Cung cấp kiến thức chuyên sâu và giới thiệu các xu hướng mới nhất trong ngành.
- Giải Thưởng Chăn Nuôi & Thủy Sản – Vietstock Awards 2024: Vinh danh những tổ chức có đóng góp nổi bật trong ngành.
- Trưng Bày Sản Phẩm & Dịch Vụ, Công Nghệ: Giới thiệu những đột phá công nghệ và giải pháp mới nhất.
- Hội Nghị & Hội Thảo Kỹ Thuật: Thảo luận về các thách thức và cơ hội trong ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Chương Trình Kết Nối Kinh Doanh – Match & Meet: Tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Chương Trình Hỗ Trợ Khách Tham Quan Theo Đoàn: Tăng cường trải nghiệm và hiểu biết về ngành cho các đoàn tham quan.
- Khu Gian Hàng Trứng – Eggcellent Theatre: Trưng bày và giới thiệu về trứng, sản xuất và chế biến trứng.
- Và nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn khác
Vietstock 2024 không chỉ là một triển lãm mà còn là nền tảng toàn diện nhằm nâng cao trình độ và phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Đăng ký trước ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội tham gia sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
- Đăng ký tham gia hội thảo đầu bờ: https://forms.gle/Vmgr29xq37DxXucV6
- Đăng ký tham quan triển lãm: https://ers-vn.informa-info.com/vsv24
- Đặt gian hàng: https://www.vietstock.org/dat-gian-hang/
Box hỗ trợ và giải đáp thông tin liên quan đến triển lãm:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]