Nâng tầm kiến thức, kết nối thương mại tại Triển lãm Thủy Cầm
Ngành chăn nuôi thủy cầm tại Việt Nam là một trong những ngành trụ cột của nền kinh tế, cung cấp nguồn lương thực quan trọng như thịt và các sản phẩm từ thủy cầm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường, ngành chăn nuôi thủy cầm không ngừng đổi mới và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
Triển lãm Thủy Cầm là sự kiện thường niên quy tụ nhiều doanh nghiệp, tổ chức và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Đây là cơ hội tuyệt vời để khám phá những công nghệ mới nhất, các kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm và dịch vụ nổi bật trong ngành.
Vietstock 2024 sẽ diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11 tháng 10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM. Triển lãm hứa hẹn mang đến cho người tham dự những trải nghiệm vô cùng mới mẻ và bổ ích.
Bài viết này sẽ khám phá những xu hướng chính và đổi mới trong ngành chăn nuôi thủy cầm, giúp người chăn nuôi và các doanh nghiệp nắm bắt được diễn biến và phát triển của ngành trong năm nay.
Tổng quan về ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngành chăn nuôi tại Việt Nam là một trụ cột không thể thiếu của nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tới 27% tổng GDP ngành. Với vai trò cung cấp các nguồn thực phẩm thiết yếu như thịt, sữa, trứng, ngành chăn nuôi không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là cư dân nông thôn thông qua việc tạo việc làm và tăng thu nhập.
Hiện trạng ngành chăn nuôi ở Việt Nam cho thấy một bức tranh phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu nổi bật:
- Tổng đàn lợn đạt 30 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi đứng thứ 5 thế giới.
- Đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) đạt 103 triệu con, đứng thứ 2 thế giới.
- Sản lượng sữa tươi nguyên liệu đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.
- Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Sự hỗ trợ từ chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi và đầu tư vào công nghệ hiện đại hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong tương lai. Các dự báo cho thấy ngành này sẽ tăng trưởng từ 4% đến 5% vào năm 2025 và 3% đến 4% trong giai đoạn 2026 đến 2030.
Để tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả cao, ngành chăn nuôi Việt Nam cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong bối cảnh đó, cụ thể với ngành chăn nuôi thuỷ cầm có những đổi mới gì? Hãy cùng Vietstock làm rõ nội dung này nhé!
Xu hướng phát triển chăn nuôi thuỷ cầm
Chăn nuôi thủy cầm tại Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể, từ quy mô nhỏ lẻ truyền thống đến hướng hiện đại, công nghiệp. Cụ thể các xu hướng phát triển chăn nuôi thuỷ cầm trong thời gian tới là: Chuyển đổi mô hình chăn nuôi; Ứng dụng công nghệ hiện đại; Chăm sóc sức khỏe vật nuôi; Bảo vệ môi trường; Phát triển sản phẩm.
Xu hướng 1. Chuyển đổi mô hình chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi thuỷ cầm đang dần chuyển mình từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại hơn, tích hợp các tiêu chuẩn an toàn sinh học và quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt.
Nhiều hộ gia đình đã chuyển từ nuôi vịt thả đồng sang nuôi vịt công nghiệp, tập trung với quy mô lớn. Điều này giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Mô hình chăn nuôi khép kín và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi để nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang hướng tới sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn để tạo thành chuỗi giá trị khép kín, từ sản xuất đến tiêu thụ.
Xu hướng 2. Ứng dụng công nghệ hiện đại:
Ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị tự động trong quản lý chuồng trại, theo dõi sức khỏe và tăng trưởng của vật nuôi là xu hướng không thể thiếu:
- Giống mới: Việc sử dụng các giống gà vịt siêu thịt, sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Thức ăn công nghiệp: Thay thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn công nghiệp được phối trộn theo công thức khoa học giúp đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.
- Hệ thống chuồng trại hiện đại: Áp dụng các hệ thống chuồng trại tự động, giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm quản lý đàn, giám sát sức khỏe vật nuôi, giúp người chăn nuôi nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định chính xác.
Xu hướng 3. Chăm sóc sức khỏe vật nuôi:
Từ nhu cầu thực tế về sản phẩm chăn nuôi sạch, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe động vật ngày càng tăng cao với việc ứng dụng các phương pháp điều trị tiên tiến và nhân đạo. Người chăn nuôi đã mạnh dạng đầu tư vào các loại thức ăn bổ sung dưỡng chất và vắc xin mới giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chất lượng sản phẩm thuỷ cầm.
- Tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để phòng ngừa bệnh cho đàn vịt.
- Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh một cách hợp lý để điều trị bệnh, hạn chế tình trạng kháng thuốc.
- Sinh phẩm: Sử dụng các loại sinh phẩm để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa cho vật nuôi.
Xu hướng 4. Bảo vệ môi trường:
Áp dụng các giải pháp xử lý chất thải sinh học, tái chế chất thải thành phân bón và năng lượng tái tạo là những biện pháp thiết thực để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Các mô hình chăn nuôi thân thiện với môi trường đang trở thành tiêu chuẩn mới trong ngành. Cụ thể những vấn đề môi trường đang được quan tâm nhiều nhất đó là:
- Xử lý chất thải: Xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường.
- Sử dụng nguồn nước sạch: Đảm bảo nguồn nước sạch cho vật nuôi.
Xu hướng 5. Phát triển sản phẩm:
Việc phát triển các sản phẩm từ thuỷ cầm có giá trị gia tăng cao, như thịt chế biến sẵn, sản phẩm dinh dưỡng cao, và các sản phẩm “organic”, là hướng đi cần thiết để tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Ngoài thịt vịt, người chăn nuôi còn phát triển các sản phẩm khác như trứng vịt, lòng mề vịt, chế biến các món ăn đặc sản từ vịt.
- Nhãn hiệu: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao giá trị và cạnh tranh trên thị trường.
Những xu hướng này không những thúc đẩy ngành chăn nuôi thuỷ cầm phát triển mạnh mẽ mà còn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong sản xuất. Các người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật kiến thức và áp dụng công nghệ mới để không chỉ tăng năng suất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Với nỗ lực không ngừng từ các nhà quản lý, doanh nghiệp, và người chăn nuôi, ngành chăn nuôi thuỷ cầm Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người chăn nuôi.
Từ những xu hướng phát triển trên, nhằm mang đến những kết nối, học hỏi tìm hiểu về các giải pháp chăn nuôi gia cầm hiện đại, Vietstock 2024 sẽ là điểm đến lý tưởng cho cả người chăn nuôi và doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự kiện này sẽ là cầu nối giá trị giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi thuỷ cầm Việt Nam trên trường quốc tế.
Nâng tầm kiến thức, kết nối thương mại tại Triển lãm Thuỷ Cầm – Vietstock 2024
Vietstock 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản & chế biến thịt tại Việt Nam, sẽ diễn ra đồng thời cùng triển lãm thủy sản Aquaculture Vietnam 2024 từ ngày 9 đến 11 tháng 10 năm 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, TP Hồ Chí Minh.
Là sự kiện uy tín và lớn nhất trong ngành, Vietstock 2024 quy tụ hơn 400 đơn vị trưng bày đến từ 50 quốc gia, thu hút hơn 13.000 khách tham dự. Triển lãm mang đến cho bạn cơ hội:
- Cập nhật xu hướng mới nhất: Khám phá những công nghệ, sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất trong ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh: Gặp gỡ và kết nối với các nhà cung cấp, đối tác tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới.
- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành.
Danh mục đơn vị trưng bày tại triển lãm
- Công nghệ xử lý nước/nước thải
- Di truyền & Thụ tinh nhân tạo
- Dịch vụ kiểm dịch và kiểm dịch xuất khẩu
- Dịch vụ Logistics
- Doanh nghiệp phân phối, nhập khẩu và bán buôn hải sản
- Dữ liệu và các dịch vụ công nghệ khác
- Gia cầm & Chăn nuôi
- Giải pháp An toàn, Vệ sinh & Truy xuất Nguồn gốc Thực phẩm
- Hệ thống cho ăn
- Hệ thống quản lý / lên men khí sinh học
- Hệ thống quản lý thông tin
- Hiệp hội ngành chăn nuôi & thủy sản
- Hóa chất & Thiết bị Làm sạch & Khử trùng
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi & dinh dưỡng vật nuôi
- Thiết bị & công nghệ khí sinh học
- Thiết bị an toàn sinh học
- Thiết bị chế biến và đóng gói hải sản
- Thiết bị cho ăn
- Thiết bị dây chuyền lạnh
- Thiết bị kiểm soát khí hậu
- Thiết bị ngành thủy sản
- Thiết bị nước uống cho chuồng trại
- Thiết bị sản xuất sữa
- Thiết bị trại giống & ấp nở
- Thiết bị trang trại
- Thiết bị/Phần mềm Chế biến/Sản xuất Thức ăn chăn nuôi
- Thú y, Dược phẩm & Vắc xin
- Thức ăn nuôi trồng thủy sản & chăn nuôi
- Truyền thông báo chí
- Vật liệu/Công nghệ Chế biến & Đóng gói Thịt, Trứng, Sữa
- Vật tư & Thiết bị Công nghiệp Chăn nuôi
Danh mục khách tham quan tại triển lãm
- Con giống / Di truyền / Ấp Trứng
- Đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ thức ăn, thuốc thú y
- Nguyên liệu thô cho thức ăn chăn nuôi (Thóc, Bắp, Ngô…)
- Nguyên liệu, Phụ gia Thức ăn chăn nuôi
- Nhập khẩu / phân phối gia súc
- Nhập khẩu / Phân phối thịt
- Sản xuất Thức ăn chăn nuôi
- Thiết bị Thức ăn Chăn nuôi / Máy móc / Vật tư
- Thiết bị Trang trại / Vật tư / Phụ kiện
- Thú y
- Thủy sản
- Trại gà lấy trứng
- Trại gà thịt
- Trại gia cầm
- Trại Gia Súc Lớn: Bò sữa, Bò thịt
- Trại Gia Súc nhỏ: Dê / Cừu
- Trại heo
- Trang trại nuôi trồng thủy sản
- Trồng trọt
- Tư vấn
- Xử lý nước thải / Môi trường
- Khác
Nâng tầm kiến thức chăn nuôi
Thông tin thị trường mới nhất, công nghệ đột phá và giải pháp thực tiễn từ chuyên gia là nền tảng cho các kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Đến với Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024, doanh nghiệp sẽ được tham gia vào loạt hội nghị và hội thảo đầy giá trị:
- Hội Nghị: được chủ trì bởi Cục Chăn Nuôi (Bộ NN & PTNT), cùng các hiệp hội và viện nghiên cứu chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam, sẽ mang đến các chủ đề và nội dung đa dạng: Chăn nuôi Gia cầm, Chăn nuôi Bò thịt & Bò sữa, Chăn nuôi Heo, Năng lượng tái tạo từ chất thải chăn nuôi, Dinh dưỡng & Thức ăn chăn nuôi, Phúc lợi Động vật, Kiểm soát Phát thải khí nhà kính trong Chăn nuôi.
- Hội nghị Quốc tế Nuôi trồng Thủy sản: được chủ trì bởi Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS) và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền Vững (ICAFIS). Hội nghị được tổ chức lần thứ 6 là một trong những hoạt động không thể bỏ lỡ tại triển lãm.
- Hội nghị An toàn Sinh học Khu vực châu Á (Biosecurity Asia Forum): là hoạt động mới tại triển lãm năm nay. Diễn dàn tập trung vào các định hướng, phương pháp và cách thức triển khai an toàn sinh học – giá trị cốt lõi của phát triển bền vững ngành chăn nuôi và thủy sản.
- Hội thảo kỹ thuật: là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, cập nhật công nghệ mới và các giải pháp thực tiễn. Đồng thời, mang cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giao lưu cùng với nhóm khách hàng tiềm năng đến các doanh nghiệp.
Kết nối thương mại tại Triển lãm Thuỷ Cầm
Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024 quy tụ hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trong đa dạng lĩnh vực của chuỗi chăn nuôi và thủy sản. Đây là nền tảng tuyệt vời để tìm kiếm đối tác chiến lược giúp hoàn thiện chuỗi giá trị bền vững. Đồng thời, là cơ hội cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối thủ, giúp sáng tạo những chiến lược kinh doanh đột phá, chinh phục thị trường.
Tại triển lãm sẽ diễn ra Giải thưởng ngành Chăn nuôi & Thủy sản Việt Nam lần thứ 12 – Vietstock Awards 2024. Cục Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT) sẽ vinh danh các tổ chức, doanh nghiệp uy tín đã có đóng góp nổi bật đến ngành chăn nuôi và thủy sản tại Việt Nam.
Đây là cơ hội vàng để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu, vị thế cạnh tranh và trở nên nổi bật hơn trên thị trường chăn nuôi và thủy sản đầy sôi động tại Việt Nam.
Hướng dẫn tham gia Triển lãm Thuỷ Cầm – Vietstock 2024
Có 2 cách để đăng ký tham dự triển lãm Vietstock 2024:
Cách 1: Đăng ký trực tuyến:
- Truy cập đăng ký chính thức của Vietstock 2024: https://ers-vn.informa-info.com/vsv24
- Điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký trực tuyến.
- Xác nhận đăng ký và chờ email thông báo từ ban tổ chức.
Cách 2: Đăng ký theo đoàn:
Chương trình tham quan theo đoàn được thiết kế dành riêng cho các trang trại, doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, giúp họ có cơ hội:
- Cập nhật các sản phẩm và công nghệ mới nhất tại Triển lãm Vietstock 2024.
- Tiếp cận những cải tiến khoa học, kỹ thuật tiên tiến từ khu vực và thế giới.
- Mở rộng mạng lưới kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành.
Quyền lợi khi tham gia:
- Lấy thẻ đeo nhanh chóng tại quầy riêng.
- Được hỗ trợ xe đưa đón miễn phí.
- Chụp hình lưu niệm đoàn.
- Miễn phí tham dự các chương trình bên lề.
- Cập nhật sớm nhất thông tin về triển lãm.
Điều kiện tham gia:
- Số lượng thành viên từ 30 người trở lên.
- Đăng ký trước ít nhất 7 ngày so với ngày khai mạc triển lãm.
Liên hệ đăng ký:
- Điện thoại: +84 28 3622 2588
- Email: [email protected]
Ngoài ra, nếu là doanh nghiệp đang muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, giải pháp mở rộng thị trường và kết nối với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đăng ký gian hàng ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ tốt nhất tại: https://www.vietstock.org/dat-gian-hang/
Kết luận
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đã nhận thấy tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia Triển lãm Thuỷ Cầm – Vietstock 2024. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn cập nhật xu hướng mới nhất, mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh của mình.
Nếu bạn đang cần giải đáp thông tin liên quan đến Triển lãm sắp diễn ra thì hãy LIÊN HỆ CHÚNG TÔI:
- Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]
- Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]
- Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]